Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá là một phương pháp khá phổ biến, được người dân áp dụng nhiều và truyền miệng ngày càng rộng rãi. Trên thực tế thì rau diếp chữa bệnh trĩ có hiệu quả không là điều hầu hết bệnh nhân quan tâm. Chúng ta sẽ có câu trả lời trong bài viết này.
RAU DIẾP CÁ CHỮA BỆNH TRĨ HIỆU QUẢ KHÔNG?
Từ lâu, rau diếp cá đã được biết đến như một thực phẩm có tác dụng tốt trong việc chống khuẩn, chống viêm nhiễm, lợi tiểu, tăng đề kháng. Loại rau có vị chua cay này có tính mát sẽ giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc, từ đó có thể hỗ trợ chữa bệnh trĩ.
Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá có những cách sau:
- Ăn sống: Dùng rau diếp cá như thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày giúp bệnh trĩ dần dần thuyên giảm.
- Xay thành sinh tố uống: Nếu có thể, hãy xay nhuyễn lá diếp cá để uống như một thức uống chính, cho đến khi triệu chứng trĩ giảm đi.
- Đắp trực tiếp: Rau diếp cá rửa sạch, giã nhỏ, đắp lên vùng hậu môn. Trước khi đắp, cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ, tránh nhiễm trùng.
- Xông hơi: Nếu trĩ sưng đau, lấy rau diếp cá đun sôi rồi xông trực tiếp vào hậu môn, sau mổ lát thì rửa hậu môn bằng nước vừa xông, còn bã lá thì đắp vào vết thương.
Nếu sử dụng kiên trì và đúng cách, rau diếp cá sẽ phát huy được hiệu quả, giảm các triệu chứng khó chịu và đau đớn do bệnh trĩ gây ra, tuy nhiên rau diếp cá không thật sự chữa bệnh trĩ tận gốc.
Khi dùng rau diếp cá để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ thì chúng ta cần lưu ý việc ăn uống, sinh hoạt cho hợp lý để kết hợp tốt, giúp đẩy lùi bệnh.
Dùng rau diếp cá chữa bệnh trĩ rất phổ biến, nhưng cần chú ý
KHUYẾN CÁO: Vì giai đoạn, mức độ bệnh trĩ cũng như cơ địa mỗi người khác nhau, nên không phải ai áp dụng bài thuốc dân gian bằng rau diếp cá cũng thành công. Nếu không cẩn thận, có thể gây ra tác dụng phụ và những biến chứng nguy hiểm như:
+ Việc xông, đắp rau diếp cá vào hậu môn đôi khi gây mẫn cảm, dị ứng hoặc viêm nhiễm.
+ Tình trạng đại tiện ra máu kéo dài, gây suy nhược, mất máu, dễ bị ngất.
+ Bệnh nặng thêm và kéo dài, ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc và sức khỏe người bệnh.
+ Búi trĩ phát triển to hơn, sa ra khỏi hậu môn dễ gây viêm nhiễm, hoại tử và có nguy cơ ung thư vùng hậu môn – trực tràng.
Để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả và an toàn nhất, điều đầu tiên là bạn cần đi khám để bác sĩ xác định tình trạng bệnh, sau đó áp dụng đúng phương pháp điều trị.
Sưu tầm bởi blog sức khỏe: https://cachtrimuncocsinhduc.blogspot.com/
0 nhận xét:
Đăng nhận xét